So sánh Share hosting, VPS, Dedicated và Cloud Hosting.

Share Hosting, VPS, Dedicated và Cloud Hosting là các dịch vụ lưu trữ trên mạng phổ biến hiện nay. Dưới đây là sự so sánh giữa chúng:

– Share Hosting là dịch vụ lưu trữ chung, nghĩa là nhiều website được chia sẻ trên cùng một máy chủ. Điều này có nghĩa là tài nguyên như băng thông, bộ nhớ và CPU cũng được chia sẻ giữa các website. Share Hosting thích hợp cho các trang web cá nhân hoặc nhỏ có lượng truy cập ít và tài nguyên yêu cầu không cao. Giá cả phải chăng là một điểm nổi bật.

– VPS (Virtual Private Server) là dịch vụ lưu trữ chỉ dành riêng cho một khách hàng. Một máy chủ vật lý được chia thành nhiều máy chủ ảo độc lập, mỗi máy chủ ảo có tài nguyên riêng như bộ nhớ, băng thông và CPU. VPS cung cấp mức độ linh hoạt cao hơn so với Share Hosting, cho phép bạn tùy chỉnh hệ điều hành, cài đặt phần mềm và quản lý tài nguyên theo nhu cầu. Dịch vụ này thích hợp cho các trang web vừa và lớn, có lưu lượng truy cập cao và đòi hỏi tài nguyên mạnh mẽ hơn.

– Dedicated Hosting là dịch vụ lưu trữ trên một máy chủ vật lý được dành riêng cho một khách hàng duy nhất. Bạn có toàn quyền quản lý và sử dụng tất cả tài nguyên của máy chủ, điều này cho phép bạn đáp ứng được các yêu cầu đặc biệt và đảm bảo hiệu suất cao. Dedicated Hosting thích hợp cho các trang web lớn có lưu lượng truy cập cực cao hoặc ứng dụng yêu cầu tài nguyên cao như máy chủ game hoặc máy chủ ứng dụng.

– Cloud Hosting là dịch vụ lưu trữ dựa trên công nghệ đám mây, nghĩa là website của bạn sẽ được lưu trữ trên nhiều máy chủ khác nhau trên một mạng lưới. Điều này giúp tăng tính sẵn sàng, bảo mật và linh hoạt. Cloud Hosting thích hợp cho các trang web có lưu lượng truy cập biến đổi và đòi hỏi tài nguyên mở rộng linh hoạt theo nhu cầu thay đổi.

Tuy cung cấp các đặc điểm và lợi ích khác nhau, lựa chọn giữa Share Hosting, VPS, Dedicated và Cloud Hosting phụ thuộc vào yêu cầu và ngân sách của bạn.

Chọn webhost quyết định tốc độ load trang web từ 50% đến 80%, việc lựa chọn không dễ dàng như bạn nghĩ.

Để nhận biết tầm quan trọng của webhost chất lượng, hãy xem ví dụ sau.

Ví dụ, một chiếc ô tô muốn đi nhanh có 2 cách: nâng cấp động cơ (tương đương webhost) và loại bỏ những thứ nặng nề không cần thiết (giảm code, tính năng).

Chọn webhost giống như mua xe, cần chú ý động cơ.

Khi tạo website mới, việc chọn máy chủ web thích hợp rất khó. Cho dù bạn là nhà phát triển có kinh nghiệm, việc này vẫn không dễ dàng với nhiều công ty lưu trữ khác nhau, có dịch vụ và tính năng khác nhau và giá cả cũng khác nhau.

Để chọn máy chủ lưu trữ web, cần xác định loại máy chủ phù hợp.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 4 loại lưu trữ chính: Share hosting, VPS, Máy chủ riêng và Cloud hosting. Mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng, bạn cần chọn giải pháp phù hợp với nhu cầu của trang web của mình.

Mỗi sản phẩm có ưu điểm riêng, nhưng quan trọng nhất vẫn là tìm được sản phẩm phù hợp với bạn.

4 kiểu dạng lưu trữ webhost
4 kiểu dạng lưu trữ webhost phổ biến
webhost-lựa-chọn-lưu-chữ-phù-hợp
webhost-lựa-chọn-lưu-chữ-phù-hợp

Bây giờ, chúng ta sẽ chọn loại máy chủ phù hợp với bạn.

Share hosting

Share hosting được sử dụng nhiều cho người mới xây dựng trang web.

Khi đăng ký share hosting, công ty sẽ đặt trang web của bạn trên một máy chủ cùng hàng trăm hoặc hàng nghìn trang web khác. Bạn và các khách hàng khác sẽ chia sẻ tài nguyên máy chủ như CPU, RAM và ổ cứng.

Share hosting như sống trong kí túc xá, cùng chung tòa nhà, sử dụng chung các tiện ích như thang máy, cầu thang, thu gom rác và các vật dụng cá nhân như đánh răng, dầu gội đầu.

25% của việc thuê hosting chia sẻ là sự lựa chọn kinh tế nhất, nhưng có những giới hạn nghiêm ngặt.

Ưu điểm của share hosting

  • Share hosting giá thành rẻ. Một số công ty lưu trữ share hosting tính phí chỉ từ 30.000 VNĐ/ tháng.
  • Nó thân thiện và hợp lý với người mới bắt đầu lần đầu tạo lập website, bạn cần hỗ trợ những điều cơ bản thì nhà cung cấp share hosting sẽ tư vấn hỗ trợ giúp bạn.
  • Lựa chọn dễ dàng và tốt nhất để bắt đầu một website với share hosting so với các tùy chọn lưu trữ khác.
  • Bảo vệ, nâng cấp và bảo trì máy chủ người khác nhà cung cấp dịch vụ share hosting đó sẽ phụ trách.

Nhược điểm của share hosting

  • Nó có thể chậm. Với rất nhiều trang web khác đang chạy trên cùng một máy chủ, thời gian tải trang của bạn có thể bị ảnh hưởng một phần nào đó.
  • Bảo mật không được đảm bảo. Nếu ai đó đang sử dụng cùng một máy chủ (anh hàng xóm) nghịch virus trang web của bạn có thể bị ảnh hưởng nhưng giờ công nghệ phát triển có nhiều công nghệ đã giúp và giảm thiểu được chuyện xảy ra, nhưng cùng tùy vào nhà cung cấp share hosting đó khả năng hay không. Giờ đây thì công nghệ phát triển có hệ điều hành cloudlinux đã giúp các nhà share hosting có thể hỗ trợ được việc này một cách đảm hơn rất nhiều.
  • Thiếu kiểm soát. Nếu máy chủ quá đông website trong đó hoặc nếu một trang web khác chiếm nhiều hơn phần tài nguyên của họ, hiệu suất có thể giảm xuống.
  • Rất khó để mở rộng quy mô do bộ nhớ và băng thông hạn chế.

Giá bán của share hosting

Giá của share hosting thay đổi từ 40.000 VNĐ đến 200.000 VNĐ mỗi tháng tùy thuộc vào máy chủ lưu trữ web bạn chọn.

Dành cho trang web nhỏ và traffic thấp, share hosting là tốt, đặc biệt cho người mới bắt đầu. Sau khi đã hoàn thành các công việc cần thiết và quyết định phát triển website, bạn có thể chuyển sang một nhà cung cấp hosting khác.

Các tiêu chí đánh giá hosting chia sẻ tốt

MÁY CHỦ RIÊNG ẢO (VPS)

VPS tương tự share hosting nhưng ít chia sẻ tài nguyên và is phân chia thành các môi trường máy chủ ảo hóa khác nhau.

VPS cung cấp các tài nguyên cơ bản và bổ sung khi cần, khác với lưu trữ share hosting.

VPS là chung cư, bạn tự quản lý hoàn toàn căn hộ của mình nhưng dùng chung các tiện ích khác.

Ưu điểm của VPS

  • Giá cả phải chăng hơn một máy chủ chuyên dụng và bạn trả tiền cho những gì bạn cần để sử dụng.
  • Bảo mật an toàn hơn. Để phân đoạn máy chủ đúng cách, máy chủ cài đặt một lớp phần mềm dành một phần của máy chủ cho bạn, lớp ngăn cách ảo hóa này hoàn toàn tách biệt với các khách hàng khác.(người người khách hàng khác nghịch virus gì đó thì bạn không liên quan lắm cũng chả bị tác hại gì) – VPS Và Share Hosting thì nói về bảo mật hơn thì cũng không hẳn tùy nó hơn về bảo mật nếu bạn biết bảo mật, nhưng nó không hơn share hosting nếu như bạn không biết bảo mật vì nhà share hosting thông thường họ sẽ làm bảo mật tốt (tùy vào nhà share hosting chất lượng và kinh nghiệm hay không)
  • Tốc độ load website nhanh, Bạn được phân bổ nhiều tài nguyên hơn so với share hosting.
  • Quyền truy cập máy chủ root. Bạn có thể thực hiện các tùy chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của mình và bạn có quyền kiểm soát tốt hơn môi trường máy chủ của mình.
  • Nó có thể dễ dàng mở rộng. VPS có thể phát triển cùng với trang web của bạn khi nhu cầu máy chủ của bạn tăng lên theo thời gian. (alo nhà cung cấp vps em muốn mua nhiều ram và nhiều cpu hơn tuy vào nhu cầu của bạn)

Nhược điểm của VPS

  • Một số công ty máy chủ quản lý nghiệm ngặt quá mức máy chủ của họ, hy vọng rằng mọi website hiện đang sử dụng một máy chủ cụ thể sẽ không ăn tài nguyên quá mức là sẽ cảnh báo tận chí là đơn phương tạm ngừng game.
  • Giá thành cao hơn so với share hosting.
  • Nếu bạn chọn một VPS không được hỗ trợ quản lý thì giá thành rất rẻ, bây giờ năm 2021 thì mình cảm thấy rẻ ngang share hosting, có thể khó cấu hình, mất nhiều thời gian hơn để thiết lập và chạy trang web của bạn. cũng là bài toàn rất thử thách cho những người không đam mê và công nghệ và thiếu nhiều kiến thức về mảng này, nhưng không sao bên mình có seria thiết lập khoản này từ a đến z openlitespeed cho WordPress, bạn không cần biết lập trình hay về mảng này chỉ cần làm theo mình là làm được nhé.
  • Nếu bạn chọn vps được quản lý thì bạn không cần phải cầu hình thiết lập gì, họ hỗ trợ bạn tận răng nhưng giá thành thì lại rất là đắt

Giá bán của VPS

Dịch vụ lưu trữ VPS có giá từ 120.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ/tháng, phụ thuộc vào cấu hình và dịch vụ quản lý.

Hợp 25%

Nếu share hosting quá cơ bản và không đáp ứng nhu cầu, bạn cần VPS với tốc độ load nhanh hơn và kiểm soát lớn hơn.

lựa chọn vps hay share hosting
lựa chọn vps hay share hosting khi giá tiền 2020 thì gần như là chênh lệnh không nhiều, vps không quan trị và share hosting

MÁY CHỦ RIÊNG (Dedicated)

Máy chủ riêng 25%: Trang web của bạn được lưu trữ trên một máy chủ duy nhất, không chia sẻ với bất kỳ ai khác. Bạn có quyền kiểm soát toàn bộ tài nguyên và cấu hình trang web theo ý muốn.

Loại hosting này đắt nhưng hiệu suất và bảo mật cao hơn các hình thức lưu trữ khác.

Giữ nhà riêng giống như sở hữu nhà của bạn. Bạn là duy nhất (ngoài gia đình) và có quyền tự do trang trí như mong muốn. Tuy nhiên, bạn phải tự bảo vệ tài sản của mình và quyết định cách thiết lập báo động an ninh.

Ưu điểm của máy chủ riêng

  • Bạn có một máy chủ dành riêng cho chính mình.
  • Bạn có toàn quyền truy cập vào tất cả các cài đặt và hoàn toàn có thể tùy chỉnh máy chủ để phù hợp với nhu cầu trang web của bạn.
  • Nó là kiểu lưu trữ máy chủ nhanh nhất trong các loại lưu trữ. Bạn có quyền truy cập 100% vào tài nguyên máy chủ.
  • Hiệu suất máy chủ tuyệt vời vì bạn có thể điều chỉnh máy chủ để đáp ứng các thông số kỹ thuật chính xác mà bạn cần cho trang web của mình.
    Nó an toàn. Vì bạn là người duy nhất sử dụng máy chủ, bạn không bao giờ phải lo lắng về hàng xóm nghịch virus thường gặp khi share hosting.

Nhược điểm máy chủ riêng

    • Giá thành cao.
    • Bạn cần nhân viên kỹ thuật lành nghề để bảo trì và tối ưu hóa máy chủ. Bạn chịu trách nhiệm về máy chủ của mình nên nếu có sự cố xảy ra, bạn có thể sửa chữa nó

.

Giá bán của máy chủ riêng

Dịch vụ lưu trữ chuyên dụng có giá từ 2 triệu VNĐ/tháng, phụ thuộc vào nhu cầu của bạn và thông số kỹ thuật máy chủ.

Đối tượng hợp nhất là doanh nghiệp lớn và các trang web có lưu lượng truy cập cao, được hơn 500.000 khách truy cập mỗi tháng và có nhân viên kỹ thuật để bảo trì máy chủ. Lưu trữ chuyên dụng cũng là lựa chọn tốt nếu yêu cầu mức độ bảo mật cao.

Nếu traffic tăng cao, một máy chủ riêng sẽ có giới hạn về tài nguyên vật lý và ram. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng cân bằng tải bằng cách kết hợp nhiều máy chủ với nhau. Điều này cho phép tăng số lượng ram và cpu mà không bị giới hạn chỉ bởi nguồn đầu tư của bạn.

Cloud Hosting

Cloud Hosting là một dịch vụ sử dụng công nghệ điện toán đám mây, cho phép hoạt động không giới hạn máy chủ trong một hệ thống. Thay vì lưu trữ trên máy chủ riêng, website được lưu trữ trên phân vùng ảo của một máy chủ và sử dụng tài nguyên từ một mạng lưới máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ.

Cho phép nhiều máy chủ hợp tác xử lý lưu lượng truy cập cao hoặc đột biến cho bất kỳ trang web nào.

Nó giống như VPS nhưng sử dụng cân bằng tải từ nhiều máy chủ, với nhiều tài nguyên hơn.

Cloud Hosting được đánh giá rất đáng tin cậy vì tận dụng tài nguyên từ nhiều máy chủ khác nhau. Trong trường hợp một máy chủ gặp sự cố, các máy chủ khác sẽ chịu trách nhiệm điền vào khoảng trống đó.

Cloud Hosting linh hoạt và có khả năng mở rộng lớn, phát triển cùng với trang web của bạn. Bạn chỉ trả tiền tài nguyên mà bạn sử dụng, tương tự việc thanh toán tiền điện hàng tháng. Có nhà cung cấp Cloud Server tính phí theo tháng hoặc tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của họ.

Dịch vụ Cloud Hosting giống như việc thuê phòng khách sạn, nơi có nhiều khách hàng trong cùng một tòa nhà. Khi bạn muốn chuyển đi, chỉ cần báo lễ tân phòng 101 không hợp, muốn chuyển lên tầng 3 phòng 301 chẳng hạn.

Ưu điểm Cloud Hosting

  • Không giống như các loại lưu trữ webhost khác dựa vào phần cứng vật lý, lưu trữ đám mây diễn ra trong các trung tâm dữ liệu được tạo thành từ hàng trăm máy chủ với nhiều dự phòng để bảo vệ khỏi sự cố downtimes.
  • Khả năng mở rộng và tính linh hoạt. Nếu bạn đột nhiên cần tài nguyên lớn hơn, lưu trữ đám mây có thể dễ dàng mở rộng để đáp ứng nhu cầu của bạn và bạn không bị giới hạn bởi các ràng buộc số lượng tài nguyên vật lý của máy chủ.

Nhược điểm Cloud Hosting

  • Cần kiến ​​thức nâng cao. Lưu trữ đám mây không phải là một giải pháp dễ dàng để thiết lập và bắt đầu sử dụng ngay lập tức, ngay cả đối với các nhà phát triển.
  • Rất nhiều nhà cung cấp share hosting rồi chém mình là cloud hosting, gán mác sản phẩm tên share hosting của mình thêm chữ cloud để lừa khách hàng, khách hàng phải trả một cái giá rất đắt và nhận được thứ không đáng lắm.
  • Tốc độ load website khi sử dụng cloud sever sẽ chậm hơn một máy chủ vật lý duy nhất chỉ đơn giản vì nó cũng là vật lý cơ bản, unix stocket thì luôn nhanh hơn 40% so với cổng port

Giá bán Cloud Hosting

Cloud Hosting lưu trữ có giá từ 600.000 VNĐ/tháng trở lên và phụ thuộc vào băng thông sử dụng trong tháng đó.

Cloud Hosting thường đắt hơn 25% so với 3 loại lưu trữ khác đã được đề cập ở trên. Cloud hosting có hiệu năng không tốt hơn so với giá tiền và tính phí dựa trên lưu lượng truy cập cũng khá cao.

Phù hợp nhất với

Lưu trữ đám mây là lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp với mọi quy mô, nhưng phụ thuộc vào nguồn lực tài chính của bạn. Nếu bạn không có khả năng quản lý máy chủ hoặc đội ngũ kỹ thuật riêng, hãy xem xét các tùy chọn lưu trữ khác vì nó phổ biến hơn và dễ dàng hơn để sử dụng.

Bạn giàu, tiền không vấn đề. Bạn cần một web hosting ổn định tuyệt đối và có khả năng co giãn. Nếu có một ngày nào đó có đột ngột 100.000 lượt truy cập, bạn cần một máy chủ cloud server ngay lập tức. Bạn ghét bị gián đoạn dịch vụ, mỗi phút bị gián đoạn sẽ làm bạn mất tiền. Vì vậy, nếu bạn xem việc đầu tư vào cloud hosting là đáng giá thì hãy đầu tư vào nó.

Kết luận: Trước khi chọn webhosting, cần xác định loại máy chủ lưu trữ phù hợp với nhu cầu của bạn, bao gồm share hosting, VPS, máy chủ riêng hay cloud hosting.

Hy vọng bài viết cung cấp thông tin chi tiết về các tùy chọn lưu trữ webhost. Bạn nên chọn một công ty lưu trữ web tin cậy dựa trên giá cả, tính năng, phần cứng và uy tín.

Nếu mới bắt đầu với trang web đầu tiên, hãy dùng share hosting tại Việt Nam và sau này có thể nâng cấp khi cần.

Lối đi quốc dân: Hosting chia sẻ (traffic nhỏ) => VPS (traffic vừa) => Máy chủ riêng (traffic lớn) => Nhiều máy chủ riêng và cân bằng tải (traffic rất lớn) =>

Vẫn dùng VPS khi tăng tốc WP.

Bài hướng dẫn WordPress khác…

Dưới đây là một số từ khóa liên quan đến so sánh giữa các loại dịch vụ lưu trữ như share hosting, VPS, dedicated hosting và cloud hosting:

1. Share hosting: dịch vụ lưu trữ chia sẻ
2. VPS (Virtual Private Server): máy chủ ảo riêng
3. Dedicated hosting: máy chủ riêng
4. Cloud Hosting: lưu trữ đám mây
5. Giá cả
6. Tài nguyên
7. Hiệu suất
8. Băng thông
9. Quản lý
10. Tiến trình cài đặt
11. Độ tin cậy
12. Quyền kiểm soát
13. Linh hoạt
14. Mở rộng
15. Bảo mật
16. Khả năng mở rộng
17. Phân phối tải
18. Downtime
19. Hỗ trợ kỹ thuật
20. Quy định và điều khoản sử dụng

Nguyễn Mạnh, là một chuyên gia tăng tốc, bảo mật và quản trị website với 6 năm kinh nghiệm, chuyên sâu về speed web wordpress, hosting, database và quản trị Server. Không dừng tại tăng tốc và quản trị website, Mạnh còn nghiên cứu về vps, cloud lưu trữ website, conten và Seo tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Với đam mê chia sẻ tăng tốc, bảo mật, website server Mạnh cũng có kênh youtube 1.000+ subscriber, lẫn group cộng đồng SEO 1.000+ người hiện tại. Mạnh hiện đang là một trong những chuyên gia trong lĩnh vực website tại Việt Nam. Ngoài là CEO tại Mạnh WEB, Mạnh còn đam mê về lĩnh vực AI, ứng dụng AI trong thiết kế website, tăng tốc, tạo nội dung web mang lại sự tối ưu về thời gian và hiệu quả cho doanh nghiệp nói chung.